- Back to Home »
- An toàn cho trẻ sơ sinh , Tin Tức , Trẻ sơ sinh , tre-so-sinh »
- Ngôi nhà an toàn cho bé yêu
Nhiều bậc cha mẹ có suy nghĩ đợi chờ cho đến khi con bắt đầu biết bò thì mới lo chuyện “hô biến” căn nhà trở thành nơi an toàn tối đa cho bé. Nhưng khi con bạn đã biết bò hay chập chững đi, chúng tôi bảo đảm là bạn sẽ thấy mình lúc nào cũng ở trong tình trạng bận rộn chạy đuổi theo con, hoặc đầu óc phải lo nghĩ quá nhiều chuyện để có thể bình tâm lo chuyện an toàn cho chu đáo. Đó chính là lý do vì sao các chuyên gia đề nghị bạn hãy làm việc này trước khi con ra đời.
Bắt đầu ở “tầm” của con. Cách tốt nhất để bạn có thể nhận ra và xử lý tất cả các góc nhọn, cạnh sắc cũng như các món đồ nhỏ có thể gây hại cho con là hãy tự “hạ mình” xuống ngang tầm của bé – bằng cách bò lổm ngổm dưới sàn – để kiểm tra từng phòng một. Những vật dụng có thể bị gãy hoặc sắc cạnh nếu tì, đè vào nên được thay thế hoặc để lên cao; những gọc nhọn của các món đồ nội thất nên được bọc lại; và những món đồ mà trẻ nhỏ có thể kéo xuống, kéo rời ra thì nên dẹp đi hoặc gia cố lại cho chắc chắn.
Dẹp bỏ những mối nguy tức thời. Đừng để bé con của bạn ở cùng phòng với những thứ như xô, chậu nước, các sản phẩm làm sạch, chất tẩy rửa, dao, kéo, bình đun nước… Đối với những vật dụng nhiều nguy cơ này, tốt nhất bạn nên có thói quen cất gọn gàng sau khi sử dụng xong cũng như thật chú ý khi có bé ở gần.
Phân loại theo quy tắc giấy vệ sinh. Trẻ nhỏ rất thích cho mọi thứ vào miệng, bất kể đó là gì, và điều này đồng nghĩa với viêc bạn cần cẩn thận với nguy cơ nghẹt thở ở trẻ nhỏ. Bất kỳ đồ vật nào có thể bỏ lọt trong lõi các-tông của cuộn giấy vệ sinh đều nên được cất để cẩn thận ngoài tầm với của bé.
Dẹp bỏ những mối nguy tức thời. Đừng để bé con của bạn ở cùng phòng với những thứ như xô, chậu nước, các sản phẩm làm sạch, chất tẩy rửa, dao, kéo, bình đun nước… Đối với những vật dụng nhiều nguy cơ này, tốt nhất bạn nên có thói quen cất gọn gàng sau khi sử dụng xong cũng như thật chú ý khi có bé ở gần.
Phân loại theo quy tắc giấy vệ sinh. Trẻ nhỏ rất thích cho mọi thứ vào miệng, bất kể đó là gì, và điều này đồng nghĩa với viêc bạn cần cẩn thận với nguy cơ nghẹt thở ở trẻ nhỏ. Bất kỳ đồ vật nào có thể bỏ lọt trong lõi các-tông của cuộn giấy vệ sinh đều nên được cất để cẩn thận ngoài tầm với của bé.
Cầu thang nguy hiểm nhưng lại rất "hút" trẻ nhỏ |
Để tâm đến những bậc thang. Cầu thang là nơi hết sức hấp dẫn đối với trẻ nhỏ, vậy nên bạn hãy lắp cửa chặn ở mỗi đầu cầu thang ở tất cả các cầu thang trong nhà. Những loại cửa chặn áp lực có thể sẽ bị rời ra và không bảo vệ được con bạn khi các bé đã biết đứng (và đu) lên cách thứ; thay vào đó, bạn hãy lựa chọn loại cửa bắt hẳn vào tường.
Các vật dụng an toàn. Kệ sách, tủ quần áo, tủ trưng đồ sứ… đều là những “đích nhắm” ưa thích cho các bé đang tập đu người, đứng dậy; những thứ này trông có vẻ cứng cáp, chắc chắn nhưng lại hoàn toàn có khả năng đổ lên người con bạn. Vậy nên bạn hãy bắt chắc tất cả những món đồ nội thất nặng vào tường.
Lưu ý đường điện và ổ điện. Các ổ cắm, phích điện, đường dây điện… thường nằm gần sàn nhà nên việc che chắn chúng cẩn thận là một bước rất quan trọng trong quá trình hô biến nhà cửa trở nên an toàn hơn với con nhỏ. Bạn cũng hãy bảo đảm thu gọn các dây điện hay các đoạn dây dài để ngăn ngừa tình trạng nghẹt thở và vấp té.
Coi chừng cửa sổ. Hãy buộc dây kéo của những tấm rèm và cài gọn chúng lên cao, hoặc sử dụng loại rèm không có dây lòng thòng để tránh những đoạn dây này mắc vào người bé và gây nguy hiểm. Ngoài ra, bạn cũng cần lắp khóa cho các cửa sổ và không để bé một mình trong phòng để mở cửa sổ, bởi các con còn nhỏ nhưng có thể di chuyển với tốc độ ánh sáng đấy, đặc biệt khi bạn không để ý!
Dạy con kỹ càng. Nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng con mình còn quá nhỏ, chưa hiểu chuyện mà không dạy bé các kiến thức cơ bản về an toàn như không leo trèo và đứng trên ghế, không đùa nghịch khi đi cầu thang, không đùa nghịch trong bếp, không chạm vào bếp… Nhưng thực sự thì dẫu bạn có “bọc nệm” cho cả ngôi nhà rồi đi nữa thì đó cũng chỉ mới được có một nửa trận chiến vì an toàn mà thôi, và ý thức của bé mới là yếu tố quyết định quan trọng nhất. Vậy nên đừng ngần ngại dùng những từ đơn giản để con hiểu, nhớ và tránh xa nguy hiểm: “nguy hiểm”, “không chạm vào”, “không leo trèo”…
Ngoài ra, khi trông con, nếu bạn cần làm một việc gì khác hay chỉ đơn giản là nghỉ ngơi, gọi điện thoại dù chỉ một chút thôi, hãy cho bé vào nơi mà bạn biết chắc là bé sẽ an toàn, như trong cũi của bé chẳng hạn.
Các vật dụng an toàn. Kệ sách, tủ quần áo, tủ trưng đồ sứ… đều là những “đích nhắm” ưa thích cho các bé đang tập đu người, đứng dậy; những thứ này trông có vẻ cứng cáp, chắc chắn nhưng lại hoàn toàn có khả năng đổ lên người con bạn. Vậy nên bạn hãy bắt chắc tất cả những món đồ nội thất nặng vào tường.
Lưu ý đường điện và ổ điện. Các ổ cắm, phích điện, đường dây điện… thường nằm gần sàn nhà nên việc che chắn chúng cẩn thận là một bước rất quan trọng trong quá trình hô biến nhà cửa trở nên an toàn hơn với con nhỏ. Bạn cũng hãy bảo đảm thu gọn các dây điện hay các đoạn dây dài để ngăn ngừa tình trạng nghẹt thở và vấp té.
Coi chừng cửa sổ. Hãy buộc dây kéo của những tấm rèm và cài gọn chúng lên cao, hoặc sử dụng loại rèm không có dây lòng thòng để tránh những đoạn dây này mắc vào người bé và gây nguy hiểm. Ngoài ra, bạn cũng cần lắp khóa cho các cửa sổ và không để bé một mình trong phòng để mở cửa sổ, bởi các con còn nhỏ nhưng có thể di chuyển với tốc độ ánh sáng đấy, đặc biệt khi bạn không để ý!
Dạy con kỹ càng. Nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng con mình còn quá nhỏ, chưa hiểu chuyện mà không dạy bé các kiến thức cơ bản về an toàn như không leo trèo và đứng trên ghế, không đùa nghịch khi đi cầu thang, không đùa nghịch trong bếp, không chạm vào bếp… Nhưng thực sự thì dẫu bạn có “bọc nệm” cho cả ngôi nhà rồi đi nữa thì đó cũng chỉ mới được có một nửa trận chiến vì an toàn mà thôi, và ý thức của bé mới là yếu tố quyết định quan trọng nhất. Vậy nên đừng ngần ngại dùng những từ đơn giản để con hiểu, nhớ và tránh xa nguy hiểm: “nguy hiểm”, “không chạm vào”, “không leo trèo”…
Ngoài ra, khi trông con, nếu bạn cần làm một việc gì khác hay chỉ đơn giản là nghỉ ngơi, gọi điện thoại dù chỉ một chút thôi, hãy cho bé vào nơi mà bạn biết chắc là bé sẽ an toàn, như trong cũi của bé chẳng hạn.